Sắp xếp lại giang sơn: Việt Nam bắt đầu kỷ nguyên mới

Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược

Từ khóa

Ngày đăng

Tác giả

Chia sẻ

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Sắp xếp lại giang sơn: Việt Nam bắt đầu kỷ nguyên mới

Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược

Từ khóa

Ngày đăng

Tác giả

Chia sẻ

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Ngày 1/7/2025 đánh dấu một chương mới trong lịch sử cải cách thể chế tại Việt Nam – một dấu mốc đột phá trong quá trình sắp xếp lại bộ máy nhà nước, định hình lại cấu trúc quản trị quốc gia. Sự kiện này không chỉ mở ra một kỷ nguyên mới cho nền hành chính công, mà còn thể hiện tầm nhìn chiến lược trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

 

Bước ngoặt trong cải cách bộ máy và tư duy quản trị quốc gia

 

Ngày hôm nay, 1/7/2025, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước Việt Nam. Lần đầu tiên kể từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945, mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp (cấp tỉnh và cấp xã/phường/thị trấn) được triển khai trên toàn quốc. Không chỉ là thay đổi bản đồ hành chính khi số tỉnh, thành giảm từ 63 xuống 34 và số xã/phường từ hơn 10.000 xuống còn khoảng 3.300, cuộc cải cách lần này còn là sự tái cấu trúc toàn diện về tổ chức, nhân sự, và đặc biệt là tư duy vận hành bộ máy nhà nước.

 

Bản đồ hành chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

Kiến tạo mô hình quản trị hiện đại

 

Việt Nam đang bước vào một giai đoạn mới: tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản trị và phục vụ người dân thiết thực hơn. Mô hình hành chính mới hướng đến sự minh bạch, linh hoạt và có trách nhiệm – những yếu tố cốt lõi của một nền quản trị hiện đại trong kỷ nguyên xanh, số hóa và hội nhập sâu rộng.

 

Không thể phát triển với một bộ máy cồng kềnh và chồng chéo. Cải cách lần này, bắt đầu từ ngày 1/7/2025, là bước đi mang tính đột phá: tái cấu trúc hệ thống chính quyền theo mô hình hai cấp, sắp xếp lại đơn vị hành chính trên toàn quốc. Mục tiêu là tạo ra một bộ máy gọn nhẹ, phản ứng nhanh và gần dân hơn.

 

Công nghệ Đồng hợp Malik: Công cụ để thực thi chính quyền 2 cấp

 

Để việc cải cách thực sự đi vào thực chất chứ không dừng lại ở cấu trúc, bên cạnh ý chí chính trị và quyết tâm hành động, Viện SLEADER đề xuất ứng dụng công nghệ Đồng hợp Malik (Malik Syntegration®), công cụ tổ chức tiên tiến, có thể giúp các địa phương giải quyết hai thách thức lớn khi tái thiết bộ máy sau sáp nhập:

 

1. Đồng thuận và huy động trí tuệ toàn hệ thống

 

Sáp nhập thường đi kèm lo ngại về lợi ích cục bộ và xung đột trách nhiệm giữa các cấp. Công nghệ Đồng hợp tạo ra môi trường thảo luận hệ thống, nơi mọi cấp chính quyền – từ tỉnh đến xã – đều tham gia định hình mô hình tổ chức tương lai, xây dựng cam kết từ gốc và tránh áp đặt từ trên xuống.

 

Khác với phương pháp giải quyết vấn đề truyền thống, Công nghệ Đồng hợp Malik vận hành như một mạng lưới giao tiếp siêu kết nối, nơi mọi người đều được chủ động thảo luận và đồng kiến tạo giải pháp. Nhờ đó, các vấn đề mấu chốt không chỉ được quyết định nhanh chóng mà còn tạo được sự đồng thuận và cam kết thực thi rất cao. Theo thống kê thực tế, Đồng hợp tạo nên năng suất và hiệu quả vượt trội, gấp gần 80 lần so với các cuộc thảo luận, hội thảo thông thường.

 

2. Phối hợp hành động, tích hợp dữ liệu giữa các cấp

 

Khi bộ máy được tinh gọn, yêu cầu phối hợp liên cấp – chia sẻ dữ liệu – xử lý tình huống nhanh trở nên cấp thiết. Công nghệ Đồng hợp cho phép thiết lập các kênh giao tiếp minh bạch, bảo mật và nhất quán giữa các cấp, hỗ trợ triển khai chính quyền điện tử và dịch vụ công trực tuyến hiệu quả hơn.

 

Công nghệ Đồng hợp Malik (Malik Syntegration®)

 

Công nghệ Đồng hợp Malik đã được ứng dụng rộng rãi tại các tập đoàn hàng đầu thế giới như Volkswagen, Daimler, Airbus, BMW,…Tại Việt Nam, là đơn vị duy nhất được Tập đoàn Malik chuyển giao độc quyền Công nghệ Đồng hợp, Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER) đã triển khai thành công nhiều dự án ứng dụng Đồng hợp cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như: Petrovietnam, MobiFone, VAECO, PVCFC, BSR, Nhà máy Đạm Phú Mỹ, DIC Holdings, Bảo Tín Mạnh Hải,… giúp các tổ chức tìm ra giải pháp đột phá cho các vấn đề chiến lược, đổi mới sáng tạo và nâng cao hiệu quả vận hành.

 

 

Bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của dân tộc, Công nghệ Đồng hợp Malik chính là công cụ giúp vượt qua những thách thức phức hợp, khai thông điểm nghẽn và hành động mạnh mẽ hơn trong bối cảnh mới. SLEADER cam kết đồng hành cùng các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình xây dựng mô hình quản trị hiện đại, hiệu quả và bền vững, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển hùng cường của dân tộc trong kỷ nguyên mới.

 

Tin bài: Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER)